KHU CĂN CỨ MINH ĐẠM - LONG HẢI

Minh Đạm - khu căn cứ quan trọng của tỉnh Bà Rịa Long Khánh thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ nay là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đây là nơi dừng chân của các lực lượng cách mạng, là nơi cơ quan thường vụ Huyện Ủy Long Đất hoạt động để lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân địa phương trong suốt các thời kỳ cách mạng. Khu căn cứ Minh Đạm là một trong ba khu di tích đuợc Bộ VH-TTDL công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia tại H. Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Núi Minh Đạm được tạo thành bởi sự kết hợp của nhiều ngọn núi có tên gọi riêng biệt, nhưng liên kết chặt chẽ với nhau liền một dãy theo huớng từ bắc xuống nam ôm sát vùng bờ biển Long Hải và Phước Hải bao gồm: núi đá Dựng, Hòn Thung, núi Đá Ngang, núi Điện Bà, núi châu Viên, núi Truơng Phi( hay còn gọi là núi kỳ Vân và thùy Vân) những ngọn núi trên hợp thành dãy Châu Viên, Châu Long. Vốn đuợc gọi như vậy từ cuối thế kỷ truớc.

 

Tên gọi căn cứ Minh Đạm đựơc xác định từ cuối năm 1948 khi tình Uỷ Bà Rịa Long Khánh chọn khu vực Phước Bửu ( thuộc huyện Xuyên Mộc ngày nay ), và Long Mỹ (gồm vùng núi Châu Viên-Châu Long thuộc huyện Đất Đỏ ngày nay) làm căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp của tỉnh.
Minh Đạm thuộc địa phận 08 xã, thị trấn của hai huyện Long Điền, Đất Đỏ bao gồm: xã Tam Phước, Tam An. Phước Hưng, thị trấn Long Hải (thuộc huyện Long Điền) và xã Long Mỹ, thị trấn Phước Hải (thuộc huyện Đất Đỏ).
Để cho du khách khắp nơi tham quan, tìm hiểu về quá trình làm việc và hoạt động của các lực lượng cách mãng trên căn cứ, Huyện đã cho khôi phục lại 04 hang chính gồm: Hang Huyện Uỷ, hang Quân Y. Hang Thị Xã Cấp và Hang Huyện Đội. Đây là những nơi làm việc và hoạt động chính của các lực luợng cách mạng trong suốt các thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Minh Đạm là tên của hai đồng chí Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm. Hai ông nguyên là bí thư và phó bí thư huyện Uỷ Long Điền, hy sinh ngày 17/01/1948 khi đi công tác mật và bị thực dân Pháp phục kích tại khu vực chùa Đá Vàng thuộc huyện Long Điền ngày nay. Để tuởng nhớ công ơn hai ngừoi con trung dũng của quê huơng, đồng thời để khích lệ phong trào tham gia kháng chiến chống Pháp thời bấy giờ, tỉnh ủy quyết định lấy tên hai đồng chí ghép lại để đặt tên cho căn cứ kháng chiến của tỉnh. Kể từ cuối năm 1948 vùng núi Châu Long Châu Viên chính thức đổi tên thành khu căn cứ Minh Đạm như ngày nay.
Với những ý nghĩa to lớn, ngày 18/01/1993 bộ VH-TT-DL đã công nhận Minh Đạm là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Căn cứ Minh Ðạm hôm nay đã trở thành điểm du lịch khá lý tưởng cho nhiều loại hình du lịch: leo núi, dã ngoại sinh thái và đặc biệt là nơi tìm hiểu lịch sử cách mạng, giáo dục truyền thống cho các thế hệ học sinh, sinh viên...