Chưng mâm ngũ quả ngày Tết và những thắc mắc của người Việt

Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Mỗi loại quả khi bày trên bàn thờ đều có ý nghĩa riêng, thể hiện những ước nguyện của gia chủ trong năm mới đến.
Mâm ngũ quả được mỗi gia đình bày trên ban thờ vào dịp Tết không chỉ thể hiện sự tưởng nhớ đến tổ tiên và thần linh mà còn là sự gửi gắm ước nguyện một năm mới đủ đầy, hạnh phúc
Mâm ngũ quả được mỗi gia đình bày trên ban thờ vào dịp Tết không chỉ thể hiện sự tưởng nhớ đến tổ tiên và thần linh mà còn là sự gửi gắm ước nguyện một năm mới đủ đầy, hạnh phúc
Theo truyền thống dân gian Việt Nam, mâm ngũ quả ngày tết sẽ gồm có năm loại quả, tượng trưng cho năm yếu tố ngũ hành cấu thành nên vũ trụ là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngoài ra, mâm ngũ quả còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính của con cháu đối với các bậc tổ tiên.
Một số người có quan niệm, mâm ngũ quả là biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người làm nghề nông, trồng trọt hoa màu, cây ăn quả. Những sản vật trong mâm ngũ quả chính là từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động qua từng vụ mùa, để đến khi tết đến xuân sang thì thành kính dâng lên tổ tiên.
Chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt cho biết: “Năm loại quả trong mâm tượng trưng cho sự sống, theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Ngoài ra số 5 là số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi, nảy nở”.
Chưng mâm ngũ quả ngày Tết và những thắc mắc của người Việt - ảnh 2
 
 

Ý nghĩa một số loại quả trong
mâm ngũ quả miền Bắc

Quả phật thủ hoặc bưởi:mong muốn an khang thịnh vượng; màu vàng ứng với Kim

Quả chuối:tượng trưng con cháu sum vầy, quây quần đầm ấm, màu xanh ứng với Mộc

Quả sung hoặc quả mây:tượng trưng cho sự sung túc, no ấm, màu xám ứng với Thổ

Quả quất, quả hồng:biểu trưng cho sự may mắn, màu đỏ ứng với Hỏa

Quả lê hoặc dưa lê: tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến, màu trắng ứng với Thủy
 
 
Ngày nay, có nhiều người lựa chọn bày mâm ngũ quả theo số chẵn, không nhất thiết phải là số lẻ nữa. Tuy nhiên, dù bày theo cách nào thì trên mâm ngũ quả cũng chỉ nên có hoa quả, trái cây mà thôi, không đặt thêm hoa hoặc các thực phẩm khác. Số chẵn và lẻ trên mâm ngũ quả cũng chỉ tính loại chứ không tính số lượng quả”.
Ở mỗi vùng miền, mâm ngũ quả cũng có những quy tắc riêng biệt. Ở miền Bắc, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết bao gồm năm loại quả có sắc màu khác nhau, tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc là: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên.
Lý giải điều này, ông Kiệt cho biết: “Theo thuyết ngũ hành, Kim màu vàng hoặc trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu nâu hoặc vàng. Mâm ngũ quả thường sẽ được bày trí theo năm sắc màu đó”.
Các loại quả như: chuối xanh, bưởi, cam, quýt, hồng, ớt, roi,…., đều là những thứ quả đặc trưng với khí hậu của miền Bắc. Ngoài ra, nhiều người còn chưng thêm các loại quả khác như ớt, hồng xiêm (người Nam gọi là quả sapoche – PV), đu đủ… để mâm ngũ quả thêm sinh động và đẹp mắt.
Chưng mâm ngũ quả ngày Tết và những thắc mắc của người Việt - ảnh 3
Đối với người miền Trung, thời gian tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân ở đây cũng không quan trọng về hình thức hay ý nghĩa của mâm ngũ quả, họ chủ yếu có gì cúng nấy với tâm niệm: “Mình thành tâm dâng kính tổ tiên, ơn trên sẽ chứng giám”.
Song, bên cạnh đó vẫn có nhiều người miền Trung bày biện mâm ngũ quả bao gồm các loại quả như: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… bởi vị trí địa lý ở giữa nên miền Trung phần nào chịu sự giao thoa văn hóa của cả hai miền Nam, Bắc.
Khác với miền Bắc và miền Trung, người dân miền Nam lại tuyệt đối không chọn chuối để bày mâm ngũ quả bởi quan niệm: “Tên loại quả này có cách phát âm nghe muốn “chúi” đầu xuống đất, cuộc đời không khấm khá lên được”.
“Người miền Nam cũng có rất nhiều quy tắc và quan niệm độc đáo trong việc lựa chọn hoa quả bày trí mâm ngũ quả. Ngoài chuối thì quýt cũng là loại quả cấm kị vì có câu “quýt làm cam chịu”, hay như quả lê cũng không được chọn bởi họ sợ “lê lết, đổ bể, làm ăn thất bại” cả năm”, chuyên gia phong thủy giải thích.
Một mâm ngũ quả “đúng chất” miền Nam sẽ bao gồm các loại quả như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, thơm,… theo cách phát âm của dân địa phương thì thành ra câu: “Cầu, Sung, Vừa, Đủ, Xài”.
Chưng mâm ngũ quả ngày Tết và những thắc mắc của người Việt - ảnh 5
Chia sẻ một số kinh nghiệm để giữ cho mâm ngũ quả được tươi lâu hơn, chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt cho biết: “Nhiều người có thói quen rửa sạch sẽ hoa quả ngay sau khi mua về để lúc bày biện lên bàn thờ sẽ bóng, đẹp. Nhưng đó là một trong những nguyên nhân khiến hoa quả nhanh thối, bởi vì nước sẽ bị đọng lại trên hoa quả. Thay vì rửa với nước, chúng ta có thể dùng khăn ẩm lâu sạch là được”.